1. Câu hỏi
Gần đây, ở Nhật Bản, thi thoảng chúng ta có thể nghe thấy câu “おはよう” ngay cả vào những buổi trưa, chiều, tối mặc dù “おはよう” là câu chào vào buổi sáng. Vậy điều này có sai không?
2. Giải đáp
- “おはよう” sử dụng vào buổi chiều được xem như là câu chào dùng để lấp khoảng trống trong cách diễn đạt.
Chắc chắn, không có ít người chào “おはよう(ございます)” với người mà họ gặp lần đầu tiên trong ngày vào buổi chiều ở nơi làm việc hoặc trong khuôn viên trường đại học. Vào khoảng năm 1998, trong một cuộc điều tra với đối tượng là khoảng 300 nữ sinh viên đại học ở Kansai và Kyushu thì có khoảng 80% người trả lời là có sử dụng cách nói này. Một số người nói rằng họ bắt đầu nói do thói quen ở nơi làm việc rồi sau đó cũng sử dụng với bạn bè đại học. Cơ bản , ”おはよう” là câu chào khi gặp ai đó vào buổi sáng. Vậy tại sao “おはよう” lại có thể được sử dụng vào bất cứ thời gian nào trong ngày?
Câu chào mà chúng ta sẽ nghĩ ngay đến khi gặp ai đó vào buổi chiều là “こんにちは”. Vậy thì , “こんにちは” sẽ là câu chào phổ biến khi gặp một ai đó vào buổi chiều? Tùy theo mỗi người hoặc tùy theo bạn bè như thế nào mà sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, chẳng phải có nhiều người cảm thấy khó nói hoặc không nói “こんにちは” với những người bạn thân thiết, những đồng nghiệp mà họ hay gặp ở nơi làm việc hay sao?
Tóm lại, “こんにちは” có tính chất là khó sử dụng đối với những người có mối quan hệ thân thiết ví dụ như là những người thuộc nhóm ウチ. Nhưng “おはよう” không có giới hạn như vậy. Nó có thể sử dụng với những người trong nhóm ウチ, cũng có thể sử dụng đối với cấp trên hoặc những người không thân thiết nếu chúng ta chào đầy đủ “おはようございます”.
- Có những điều gì sau hành động chào hỏi.
Nói “おはよう” để chào buổi sáng với người mà lầu đầu gặp mặt trong ngày là một câu chào điển hình. Tóm lại , việc quyết định mức độ “ trong trường hợp như này thì đại khái sẽ nói như thế” (Đây được gọi là tính định hình) là một đặc điểm lớn của những câu chào. Và trong một xã hội, người ta cho rằng, về cơ bản việc chia sẻ những đặc điểm của câu chào giống như những quy phạm chung và mang sự kỳ vọng.
Tuy nhiên, đôi khi sẽ có những người cư xử khác với kỳ vọng của bản thân. Ngoài ví dụ “おはよう” trong câu hỏi trên thì có thể ví dụ như trường hợp dưới đây.
(1) Khi nói lời chúc mừng với người của gia đình có con sắp kết hôn thì sẽ có rất nhiều câu hỏi về đối tượng kết hôn như là “ Đối phương là ai ?”, “Ai giới thiệu đó?”.
(2) Những người trẻ hiếm khi chào hỏi khi đi mua đồ ở của hàng gần nhà.
Về ví dụ (1), có lẽ sẽ có những người cảm thấy những câu hỏi đó là quá đi sâu vào việc riêng tư. Tuy nhiên, trong xã hội truyền thống của Kansai thì thường xuyên được nghe thấy những cuộc trò chuyện như thế. Quan tâm đến đối phương và chủ động đưa ra những câu hỏi, đây có thể là suy nghĩ ẩn ý, đằng sau những hành động đó là sự hiếu khách, quan tâm đối với người kia.
Về ví dụ thứ (2), có vẻ như sẽ có những lời phê phán là “ người trẻ không lễ phép”. Tuy nhiên thực tế, khi đi mua đồ mà không có tiền lẻ, hầu hết những bạn trẻ sẽ nói “一万円札でいいですか” (Tờ 10000 Yên được không ạ) nhiều hơn những người có tuổi. Sự khác nhau giữ người lớn và người trẻ là “thời điểm họ sẽ mở lời”.
Thỉnh thoảng sẽ cảm thấy bản thân không được quan tâm, tùy từng lúc sẽ cảm thấy không thoải mái do người kia không chào hỏi như kỳ vọng của mình. Tuy nhiên, có lẽ chúng ta sẽ trải qua những kinh nghiệm như vậy như là một cơ hội để suy nghĩ về những trường hợp quan tâm, giá trị quan ở đằng sau từ ngữ.
CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ DỊCH THUẬT IFK
Chuyên cung cấp các dịch vụ sau:
Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt
Dịch vụ làm CV tiếng Nhật
Dịch vụ tư vấn du học Nhật Bản
Chương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kết
Email: info@translationifk.com
Hotline: 0282.247.7755/ 035.297.7755
Website: https://translationifk.com
Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK
Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!
5 / 5. Lượt đánh giá: 215
Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.