Bản địa hóa game: Những vấn đề dịch thuật

Ưu tiên chính của bản địa hóa game chính là phải giữ được những trải nghiệm chơi game cho những game thủ mục tiêu, giữ được những gì “nhìn thấy và cảm nhận” được ở bản gốc. Tóm lại công việc của nhà bản địa hóa là sản xuất một phiên bản cho phép người chơi trải nghiệm game như thể họ đang chơi phiên bản gốc với ngôn ngữ của họ cũng như mang đến niềm thích thú tương đương với khi chơi phiên bản gốc. Để đạt được điều này, quan trọng là các dịch giả phải quen thuộc với lĩnh vực game. Họ phải nhận thức được các khối xây dựng chung của các game, các yếu tố như phạm vi từ vựng và thuật ngữ, các tình tiết hài hước có trong game, các tình tiết chơi chữ, v.v. Họ cũng cần có khả năng nhận biết những ám chỉ và các đề cập liên văn bản đến các thể loại game khác của văn hóa nổi tiếng toàn cầu, như truyện tranh và phim.

Hiện nay, kết quả thống kê dân số của game thủ dao động từ dưới tuổi teen đến người lớn. Điều này là bởi độ phân bố rộng lớn của game thủ với các game được thiết kế, các game bản địa hóa cần phải được cải tiến và gây hứng thú, và, đồng thời chúng cũng phải dễ hiểu và dễ chơi. Vì lý do này mà các dịch giả thường được toàn quyền hành động việc sửa đổi, chuyển thể, và loại bỏ các đề cập về văn hóa, chơi chữ, cũng như các trò đùa không thể hiểu được trong ngôn ngữ đích. Các nhà bản địa hóa cũng được tự do thêm những yếu tố văn hóa mới, những trò đùa, hay bất cứ yếu tố nào mà chúng có vẻ cần thiết trong việc giữ lại những trải nghiệm của game và sản xuất một bản dịch mới phù hợp. Quyền sáng tạo dành cho các nhà bản địa hóa game là một ngoại lệ hơn là quy định trong bất kỳ thể loại dịch nào. Kỹ thuật bù trừ, nói cách khác là đưa vào một đặc điểm mới trong ngôn ngữ đích để bù lại cho một cái khác mà không thể tái tạo lại trong văn bản, đây là cách thường được vận dụng, và được chấp thuận trong ngành dịch thuật. Tuy nhiên, độ tự do trong việc thêm vào các đặc điểm mới khi bản địa hóa game, bất chấp cả nội dung gốc, lại rời xa hoàn toàn khỏi những khái niệm trọng tâm của lý thuyết dịch truyền thống: độ trung thực so với bản gốc. Đối với game, tính trung thực mang một nghĩa hoàn toàn khác nhờ đó dịch giả không cần phải trung thực với văn bản gốc, mà thay vào đó là toàn bộ trải nghiệm game.

Vấn đề về dịch thuật

 

Một ví dụ về sự sáng tạo trong bản địa hóa game được tìm thấy trong việc vận dụng biến thể ngôn ngữ, một kỹ thuật dịch được mô tả bởi Molina và Hurtado (2002) như đoạn giới thiệu trong văn bản đích của phương ngữ mà không có trong bản gốc vì những mục đích đặc trưng. Các bản dịch về chất giọng và phương ngữ là một vấn đề gây tranh cãi trong ngành dịch thuật, và chúng chỉ được sử dụng trong các thể loại dịch cụ thể, các vở kịch thính phòng đình đám, văn học thiếu nhi, truyện tranh, phim hoạt hình và game. Trong ví dụ bên dưới, từ phiên bản bản địa hóa Mỹ của Final Fantasy X-II, một thương gia tên O’aka nói giọng của người khu Đông Luân Đôn, mặc dù không có bất kỳ giọng cụ thể nào trong phiên bản gốc của Nhật:

O’aka: I owe it to those lads who died defending me shop, and Ill not be letting em down.

O’aka: Ye will come and stop in once in a while, wont ye?

Điều này được thực hiện nhằm nỗ lực mang đến cho game cái nhìn và cảm nhận chân thực, qua việc thêm vào nét hài hước giúp mang game đến gần với người chơi hơn. Như một người hâm mộ cũng chia sẻ: “Cá nhân tôi nghĩ rằng giọng khu Đông Luân Đôn quả thực là một lựa chọn không tồi, nó rất thu hút và hài hước theo cái cách mà bạn chẳng thể ngờ được trong một thế giới diệu kỳ”.

Vấn đề về dịch thuật

 

Như ví dụ trên đưa ra, các nhà bản địa hóa game hầu như thích thú với sự tự do tuyệt đối, và nó nghe có vẻ như là ước mơ dịch giả đã trở thành sự thật. Tuy nhiên, việc này cũng có điều kiện: bản địa hóa bị kìm hãm bởi giới hạn không gian khắc nghiệt. Đây đặc biệt là tình huống khi phải đối mặt với các yếu tố chắc chắn của giao diện người chơi, như bản tùy chọn, trợ giúp, tin nhắn cảnh báo, và các hướng dẫn. Lấy ví dụ trong FFgames, các tin nhắn hỗ trợ chỉ có thể nằm trong một dòng, các vật phẩm trong tùy chọn có độ dài cố định, và các chữ viết tắt phải tránh sử dụng để nghĩa được làm rõ. Các tên cho vũ khí, vật phẩm, và kỹ năng là yếu tố điển hình thông dụng trong game thường cần phải đặt lại, bởi vì dịch theo nghĩa đen là điều bất khả thi hoặc chúng thường có xu hướng vượt qua khỏi không gian cho phép. Đây đặc biệt là một thách thức đối với tiếng Nhật là ngôn ngữ nguồn. Bởi vì việc dùng chữ Kanji (chữ Hán), hai hay ba ký tự kết hợp với nhau thường có thể đủ cho tiếng Nhật gốc để tạo một cái tên sáng tạo với nhiều ý nghĩa, nhưng những điều tương tự không thể áp dụng với hầu hết các ngôn ngữ châu Âu. Vậy nên, nỗ lực sáng tạo to lớn rất cần đối với một nhà bản địa hóa để đưa ra được các giải pháp cho những giới hạn về không gian.

Liên hệ Công ty dịch thuật IFK

Quý khách hàng có thể dễ dàng liên hệ yêu cầu báo giá dịch thuật tại trang web của chúng tôi. Truy cập tại đây để có thể gửi file dịch bằng cách hoàn thành form yêu cầu báo giá của chúng tôi. 
Quý khách có thể tham khảo dịch vụ dịch thuật tiếng Anh tại đây. 
Dịch vụ dịch thuật tiếng Nhật tại đây. 
Trường hợp bạn cần báo giá dịch thuật nhanh chóng hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline của chúng tôi tại đây. 
Địa chỉ 1: Tầng 14, HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, HCM.
Địa chỉ 2: Tầng 5 – C5.17 Imperial Place, 631 Kinh Dương Vương, An LạcBình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh. 

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!

5 / 5. Lượt đánh giá: 291

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Bài viết liên quan

Trụ sở chính:

Tầng 14, HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, HCM

Văn Phòng:

Tầng 5 - C5.17 Imperial Place, 631 Kinh Dương Vương, An Lạc, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại:

035.297.7755
0282.247.7755

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên Hệ Chúng Tôi

 Copyright © 2015 – 2022 Công Ty Giáo Dục – Dịch Thuật IFK – / GPĐKKD số 0315596065 do Sở KHĐT TP.HCM cấp.