STYLE GUIDE LÀ GÌ? GIỚI THIỆU VỀ MỘT SỐ STYLE GUIDE QUAN TRỌNG TRONG CÔNG TÁC DỊCH THUẬT

Bạn đã từng nghe về Style Guide (bản hướng dẫn thể văn), một thứ rất quan trọng trong việc cải thiện tốc độ và chất lượng bản dịch khi dịch thuật chưa? Việc có cho mình một Style Guide quy định một cách chi tiết các quy tắc trong công tác dịch thuật hay không ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dịch. Hơn thế nữa, Style Guide cũng giúp cho việc chỉnh sửa các bản dịch trở nên ít đi, từ đó góp phần thay đổi tốc độ dịch.

Trong bài viết lần này, công ty chúng tôi sẽ giới thiệu và đưa ra một số ví dụ cụ thể về “Style Guide”, một thứ không thể thiếu trong công tác dịch thuật

style guide là gì

STYLE GUIDE LÀ THỨ KHÔNG THỂ THIẾU TRONG CÔNG TÁC DỊCH THUẬT

Style Guide là một thứ không thể thiếu trong công tác dịch thuật. Style Guide có thể không cần thiết nếu một dịch giả chỉ dịch một câu duy nhất. Tuy nhiên, trong trường hợp mà nhiều dịch giả phân công với nhau để cùng tiến hành chuyển ngữ một lượng lớn bản dịch thì điều gì sẽ xảy ra nếu như mỗi dịch giả đều tự do diễn đạt dịch bằng văn phong và ngôn ngữ của mình? Câu trả lời chính là thể văn, thuật ngữ và ngữ pháp… của bản dịch sẽ trở nên lộn xộn và rời rạc. Không những vậy, nó còn làm giảm chất lượng của bản dịch, đòi hỏi người dịch phải chỉnh sửa nhiều lần và làm giảm đáng kể tốc độ dịch.

Chính vì vậy mà Guideline ký hiệu tiếng Nhật (hướng dẫn ký hiệu tiếng Nhật), hay nói cách khác là Style Guide càng trở nên hữu ích trong trường hợp này. Bằng việc quy định thống nhất các ký hiệu tiếng Nhật, người dịch có thể phòng hờ được sự chênh lệch khi dịch thuật. Chúng tôi xin đưa ra một số ví dụ về “biến động ký hiệu” như một ví dụ điển hình. Biến động ký hiệu là việc dùng những thuật ngữ đồng âm, đồng nghĩa để ký hiệu cho những thứ riêng biệt. Ví dụ như 他 và ほか hay バイオリンhoặcヴァイオリン.

Style Guide xác định những quy tắc được quy định sẵn khi tiến hành dịch thuật như những quy định về thể văn, thuật ngữ, ký hiệu chữ viết… Ngoài ra, các yêu cầu của khách hàng về bản dịch hay các quy tắc riêng của từng ngành nghề, v.v cũng có thể được quy định trong Style Guide. Nhờ bản hướng dẫn này mà cách diễn đạt hay biểu thị trong dịch thuật sẽ trở nên hoàn chỉnh hơn, tần suất chỉnh sửa bản dịch được giảm xuống mức thấp nhất, từ đó nâng cao tốc độ dịch.

MỘT STYLE GUIDE SẼ CÓ NHỮNG NỘI DUNG GÌ?

Trong phần này, hãy cùng nhau tìm hiểu xem cụ thể thì trong một Style Guide sẽ quy định những quy tắc như thế nào nhé! Các quy định cơ bản của bản dịch đều giống nhau ngay cả khi biên dịch cho các ngành nghề khác nhau.

nội dung style guide

QUY ĐỊNH VỀ THỂ VĂN

Khi dịch thuật, thể văn nhất định phải thống nhất trước. Đối với những bản dịch là tiếng Nhật, điều đầu tiên cần phải xác định là sẽ dùng thể です・ますhayだ・である. Tương tự, ngay cả với những bản dịch sang các loại ngôn ngữ khác ngoài tiếng Nhật, người dịch cũng cần phải xác định trước xem sẽ dùng văn viết hay văn nói.

Bên cạnh đó, sắc thái của bản dịch cũng phải thống nhất từ đầu tới cuối, chẳng hạn như dịch nghiêm túc hay khiến nó mang sắc thái nhẹ nhàng. Cũng có trường hợp mà người ta đặt ra yêu cầu là văn bản kinh doanh thì phải có sắc thái nghiêm túc và các dạng văn bản đọc phải có sắc thái mềm mại hơn.

Ngoài ra, thể văn cũng được quyết định trước dựa trên những quan điểm khác nhau như có được kết thúc câu bằng danh từ hoặc cụm danh từ hay không, có bắt buộc phải dùng cách viết liệt kê gạch đầu dòng hay không, v.v.

QUY ĐỊNH VỀ THUẬT NGỮ

Những quy tắc về các thuật ngữ thường xuất hiện trong bản dịch cũng cần phải được thống nhất trước trong Style Guide.

Trong trường hợp có rất nhiều thuật ngữ mang ý nghĩa giống nhau, nếu bạn không quyết định trước một thuật ngữ thì nó sẽ làm nảy sinh hiện tượng “biến động ký hiệu”. Đối với tiếng Nhật, bởi vì có sự khác nhau giữa các okurigana (hậu tố kana theo sau các chữ Hán trong tiếng Nhật để hoàn thành cách đọc của một chữ), ví dụ như giữa 申し込み và 申込み, nên cần phải phải thống nhất trước xem sẽ sử dụng từ nào.

Nếu như không thống nhất trước thì sẽ có trường hợp những thuật ngữ được sử dụng xuyên suốt cả văn bản sẽ trở nên rời rạc, bài dịch cũng có thể trở nên khó đọc và tối nghĩa.

QUY ĐỊNH VỀ KÝ HIỆU CHỮ VIẾT

Trong Style Guide cũng cần phải xác định trước những quy tắc về ký hiệu chữ viết. Chẳng hạn như chữ số và chữ cái alphabet là chữ khổ hẹp (半角-half-width) hay khổ rộng (全角-full-width), có nên sử dụng biểu tượng hay không, có được phép sử dụng dấu chấm than và dấu chấm hỏi hay không.

Bên cạnh đó, việc quy định sẵn phong cách trình bày tiêu đề cũng vô cùng quan trọng, tỉ như quy định về biểu tượng được thêm trước tiêu đề hoặc đánh số đoạn văn, v.v.

QUY ĐỊNH CỦA KHÁCH HÀNG

Trong biên dịch, ngoài những quy tắc chắc chắn phải tuân theo về thể văn, thuật ngữ và ký hiệu chữ viết như đã nói ở trên, cũng có khi khách hàng tự đặt ra những quy tắc riêng của họ. Tùy theo từng khách hàng mà có rất nhiều những thuật ngữ chuyên ngành cần phải sử dụng, chính vì vậy mà trong Style Guide, người dịch cần phải xác định thêm những quy tắc như phải dùng thuật ngữ nào hay phải sử dụng cách ký hiệu ra sao, v.v.

Bên cạnh đó, tùy vào nội dung của bản dịch được yêu cầu, cũng có trường hợp phải thêm vào Style Guide những yêu cầu riêng của khách hàng như họ muốn một bản dịch tương đối đơn giản, ngược lại, bởi vì là văn bản kinh doanh nên họ hy vọng thể văn sẽ cứng hơn… Mặt khác, cũng có những trường hợp như văn bản mà khách hàng đang sử dụng đã có phong cách riêng hoặc khách hàng tự biểu thị bằng những biểu tượng của họ,…

Chính vì vậy, khi hai bên thỏa thuận với nhau về những quy định trong Style Guide, giữa khách hàng và người dịch phải rõ ý nhau.

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!

5 / 5. Lượt đánh giá: 263

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Bài viết liên quan

Trụ sở chính:

Tầng 14, HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, HCM

Văn Phòng:

Tầng 5 - C5.17 Imperial Place, 631 Kinh Dương Vương, An Lạc, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại:

035.297.7755
0282.247.7755

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên Hệ Chúng Tôi

 Copyright © 2015 – 2022 Công Ty Giáo Dục – Dịch Thuật IFK – / GPĐKKD số 0315596065 do Sở KHĐT TP.HCM cấp.