5 sai lầm gây tổn thất nặng nề khi dịch và bản địa hóa game

Bản địa hóa không phải lúc nào cũng nhận được sự quan tâm xứng đáng từ các nhà phát triển và phát hành game, nhưng đây không phải là việc bạn nên phớt lờ đi trong thị trường ngày nay.

Game là một trong số ít những ngành công nghiệp toàn cầu, với những người hâm mộ nồng nhiệt, họ luôn thực sự quan tâm đến những tựa game mà họ yêu thích. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ bản địa hóa đơn giản là không đủ. Bạn cần phải làm chúng thật tốt.

Một bản bản địa hóa kém chất lượng có thể làm cho game của bạn tốn rất nhiều kinh phí để sản xuất, ảnh hưởng đến việc bán hàng và mang đến những tai tiếng. Nhưng chúng ta thấy rằng các studio lớn và nhỏ đều đang lặp đi lặp lại các lỗi lầm tương tự.

Và đây là 5 sai lầm lớn gây tổn thất nặng nề khi bản địa hóa game mà bạn cần tránh.

#1: Đưa văn bản vào tệp chính của game

Một trong những lỗi lầm đắt giá nhất chúng ta thường bắt gặp chính là các văn bản được mã hóa cứng vào trong các tệp chính, những thứ như tựa game, văn bản trong trình đơn, hay bất cứ đoạn hội thoại nào hiện trong game khi chơi.

Có vẻ khá là hợp lý khi đưa các văn bản này trực tiếp vào mã của game – đặc biệt nếu bạn đang cho khởi chạy một ngôn ngữ duy nhất trước. Đây là một ý tưởng tồi tệ, mặc dù – kể cả khi bạn không có bất cứ kế hoạch nào cho việc phát triển các ngôn ngữ khác tại giai đoạn này.

Thay vào đó, bạn cần chứa các tệp văn bản như các biến số trong các tệp nguồn tách biệt.

Cách này giúp loại bỏ việc phải đụng đến mã nguồn khi cần thêm văn bản được dịch vào trong game. Bạn cũng có thể dễ dàng thêm các tài nguyên mới và đặt các bản dịch vào trong các tệp chuyên dụng riêng biệt đó. Điều này không chỉ giúp việc bản địa hóa của team bạn trong tương lai mà còn giúp cho các dịch giả của bạn thực hiện công việc dễ dàng hơn.

5 sai lầm gây tổn thất nặng nề


#2: Đốt cháy giai đoạn công tác dịch thuật

Đây không chỉ là vấn đề đối với bản địa hóa game mà đối với bất kỳ dự án nào cần đến việc dịch chính xác.

Sự thật là đốt cháy giai đoạn khi dịch chỉ tạo ra thêm nhiều việc hơn trong tương lai gần – và điều này đồng nghĩa việc bạn cũng sẽ tốn nhiều tiền hơn.

Hãy quên đi việc dùng các công cụ dịch thuật và thậm chí là đừng có nghĩ đến các công cụ miễn phí như Google Dịch. Không chỉ khiến cho công việc của bạn thiếu sự chính xác, chúng còn có những cảnh báo an toàn với các nội dung nhạy cảm.

Bất cứ thứ gì bạn nhập vào đều thuộc về tay của nhà cung cấp dịch thuật (như Google). Chúng sẽ trở thành dữ liệu của họ và họ có quyền sử dụng chúng cho các mục đích riêng.

Làm việc với công ty bản địa hóa của bạn về những thỏa thuận bảo mật. Những hợp đồng này nhằm đảm bảo mọi thứ liên quan đến game của bạn được giữ tuyệt mật – như vậy bạn sẽ có thể thoải mái để các dịch giả tiến hành công việc bản địa hóa game của mình.

Sử dụng tiền bạc một cách khôn ngoan, thực tế, nếu bạn đốt cháy giai đoạn dịch thuật, bạn sẽ phải chi trả nhiều hơn về sau. Chúng tôi nhận rất nhiều yêu cầu từ các đối tác. Họ muốn bắt đầu công việc bản địa hóa game của họ lại từ đầu bởi vì cố chọn phương án dịch nhanh mà rẻ.

#3: Hợp tác với những dịch giả không hiểu biết gì về game của bạn (hay không biết một chút gì về game)

Với việc bối cảnh vô cùng quan trọng trong việc bản địa hóa game, một dịch giả càng biết nhiều về game của bạn, công việc sẽ càng được hoàn thành tốt hơn. Thông thường các nhà phát hành chỉ gửi những bản toàn chữ cho các dịch giả và các dịch giả cơ bản không hề biết gì về game mà họ đang dịch cho, hay tệ hơn, là chẳng biết chút gì về game (các nền tảng dịch thuật online có yếu cầu rất thấp đối với người dịch và đa phần các dịch giả này cũng không cung cấp dịch vụ về dịch thuật game).

Thay vào đó, bạn nên tìm kiếm những dịch giả dịch game chuyên nghiệp và cho phép họ có cơ hội khám phá tựa game của bạn nếu có thể. Họ càng biết nhiều về những trải nghiệm game mà bạn đang muốn xây dựng, họ càng làm tốt hơn trong việc dịch thuật nó sang một thứ ngôn ngữ khác.

Nếu bạn không thể để các dịch giả tiếp cận game của mình, vậy thì ít nhất nên để một người giàu kinh nghiệm trong dịch thể loại game của bạn. Hãy đảm bảo cung cấp đủ mọi thông tin về tựa game của bạn nhiều nhất có thể: bảng chú giải thuật ngữ, hình ảnh, hướng dẫn mẫu, tóm tắt cốt truyện, trailer hay bất kỳ bản dịch có trong các bản phát hành trước đó.

Và nếu game của bạn muốn đánh vào các nền tảng như Playstation 4, Xbox One hay Nintendo, đảm bảo game của bạn đáp ứng theo yêu cầu của Sony, Microsoft và quy tắc đặt tên game nghiêm ngặt trong các ngôn ngữ hoặc mạo hiểm bị từ chối. Cũng như cần có một đội ngũ bản địa hóa đầy kinh nghiệm để vượt qua các vấn đề này một cách suôn sẻ.

5 sai lầm gây tổn thất nặng nề


#4: Phớt lờ các yếu tố văn hóa

Dịch thật chính xác không là mục đích duy nhất của bản địa hóa. Bạn cũng cần đảm bảo các tựa mục phù hợp bối cảnh văn hóa của từng thị trường – hoặc mạo hiểm loại bỏ một trong những khách hàng mục tiêu của bạn. Rất nhiều những điều này nằm trong nội dung game của bạn: câu chuyện, nhân vật và những sự kiện được diễn ra.

Trong một tư liệu tìm hiểu về quá trình bản địa hóa The Witcher III, CD Projekt giải thích về cách mà họ đã giải quyết với “mông, thần linh và nội dung khiêu dâm” nhằm tránh gây phản cảm ở thị trường Ả Rập.

Hãy hỏi Nintendo tầm quan trọng của việc bản địa hóa game theo hướng đúng đắn.

Tốn đến ba tháng đầu năm 2016 để lôi kéo các nhà bản địa hóa tranh luận các vấn đề về phân biệt giới tính, kỳ thị đồng tình, khiêu dâm trẻ em, miệt thị nữ giới,  mại dâm và chiến dịch tẩy chay một trong những nhân viên khét tiếng nhất. Vụ việc diễn ra vô cùng dữ dội.

Sự việc dẫn đến cuộc tranh luận giữa bên bản địa hóa và nhà kiểm duyệt, đỉnh điểm là Fire Emblem Fates. Phiên bản cho thị trường Mỹ và châu Âu có những thay đổi to lớn so với bản gốc của Nhật Bản, điều này đã khiến cho người hâm mộ không hài lòng chút nào.

Không lâu sau đó lại đến những cuộc biểu tình diễn ra ở Hồng Kông sau khi công ty quyết định đổi tên của nhân vật Pokémon được yêu thích – Pikachu. Điều này đã làm dấy lên những suy nghĩ có từ lâu về việc Trung Quốc xâm lấn nền văn hóa của Hồng Kông – mọi thứ lại bùng lên chỉ vì một chút thay đổi nhỏ trong cái tên của một nhân vật.

#5: Cho rằng bản địa hóa là bước cuối cùng của việc phát triển game

Có lẽ lỗi lầm đắt giá nhất mà bạn có thể phạm phải khi bản địa hóa game chính là để nó ở bước cuối cùng trong danh sách các công việc cần làm. Cũng rất dễ dàng để nghĩ rằng đây là giai đoạn cuối cùng của sản xuất game – nhưng đây là suy nghĩ khiến bạn phải trả giá. Một ví dụ điển hình chính là phần mô tả game khiêm tốn, chú trọng vào việc bán game nhưng lại không chú ý nhiều đến những cái khác. Những lời để làm chiêu trò này của bạn chỉ có thể thuyết phục các game thủ non xanh – đặc biệt nếu bạn không muốn tạo ra các tựa game nổi tiếng (như Star Wars, Final Fantasy, v.v.).

Cũng không hiếm khi kết thúc với phần mô tả game, các studio thích thú với  những ấn tượng ban đầu thường có xu hướng đi đường tắt tương tự như các lĩnh vực phát triển khác.

Điều gây kinh ngạc khi việc bản địa hóa game đi lệch khỏi mục tiêu chính là sai lầm thường xuyên nhất, nhưng chúng ta có thể tránh khỏi điều này nếu có một kế hoạch đúng đắn.

Chỉ cần quay lại từ điểm xuất phát, việc mã hóa cứng các văn bản vào trong một game thì bạn có thể nhận thấy việc một kế hoạch bản địa hóa kém chất lượng sẽ khiến cho chi phí việc sản xuất tăng vọt như thế nào.

Hay nghĩ đến những rắc rối mà đáng lẽ Nintendo đã có thể tránh khỏi nếu bản địa hóa nội dung trong quá trình viết kịch bản, hơn là để nó đến tận cuối giai đoạn sản xuất.

Sự thật là việc bản địa hóa nên được chú trọng ngay từ giai đoạn đầu của phát triển game – và bạn cần phân định rõ thời gian và ngân sách cho toàn bộ quá trình. Cách này sẽ giúp bạn tránh khối lượng công việc tăng thêm cũng như những sai lầm đắt giá về sau.

Vậy là bạn đã biết được 5 sai lầm lớn gây tổn thất nặng nề khi bản địa hóa game. Những sai lầm này là điều có thể tránh khỏi khi có một kế hoạch đúng đắn từ những ngày đầu cùng với công ty bản địa hóa hóa game đủ kinh nghiệm và có phương pháp đúng đắn.

Liên hệ Công ty dịch thuật IFK

Quý khách hàng có thể dễ dàng liên hệ yêu cầu báo giá dịch thuật tại trang web của chúng tôi. Truy cập tại đây để có thể gửi file dịch bằng cách hoàn thành form yêu cầu báo giá của chúng tôi. 
Quý khách có thể tham khảo dịch vụ dịch thuật tiếng Anh tại đây. 
Dịch vụ dịch thuật tiếng Nhật tại đây. 
Trường hợp bạn cần báo giá dịch thuật nhanh chóng hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline của chúng tôi tại đây. 
Địa chỉ 1: Tầng 14, HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, HCM.
Địa chỉ 2: Tầng 5 – C5.17 Imperial Place, 631 Kinh Dương Vương, An LạcBình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh. 

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá!

5 / 5. Lượt đánh giá: 458

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Bài viết liên quan

Trụ sở chính:

Tầng 14, HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, HCM

Văn Phòng:

Tầng 5 - C5.17 Imperial Place, 631 Kinh Dương Vương, An Lạc, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại:

035.297.7755
0282.247.7755

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên Hệ Chúng Tôi

 Copyright © 2015 – 2022 Công Ty Giáo Dục – Dịch Thuật IFK – / GPĐKKD số 0315596065 do Sở KHĐT TP.HCM cấp.